Nam Định Trong Tôi - Hải Hậu Hương Vị Của Biển

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy.

Huyện có diện tích 230,22 km². Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển, trên địa bàn huyện không có ngọn núi nào.

Huyện có dân số 256.864 người.

  Tổng số Nam Nữ
Thành thị 24.157 11.807 12.350
Nông thôn 232.707 115.024 117.683
Tổng cộng 256.864 126.831 130.033

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có 3 thị trấn: Yên Định (huyện lị), CồnThịnh Long và 32 xã: Hải An,Hải AnhHải BắcHải ChâuHải ChínhHải CườngHải ĐôngHải Đường,Hải GiangHải HàHải HòaHải HưngHải LộcHải LongHải LýHải Minh,Hải NamHải NinhHải PhongHải PhúHải PhúcHải PhươngHải Quang,Hải SơnHải TânHải TâyHải ThanhHải ToànHải TriềuHải TrungHải VânHải Xuân.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện có đường bộ quốc lộ 21A (điểm cuối là thị trấn Thịnh Long), tỉnh lộ 56, đường sông (sông Ninh Cơ) và đường biển.

Hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Hải Hậu đã tập trung xây dựng những công trình trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội - văn hoá và nâng cao đời sống cho người dân. Đến cuối năm 2004, 99% đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá; 99% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, trạm xá được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 50% số dân được dùng nước sạch.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt 8,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời kỳ 2003 - 2010 là 8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2010 đạt khoảng 7 triệu đồng/người (theo giá hiện hành)

Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự, v.v...

Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện. Bốn  được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong mỗi gia đình.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục, đào tạo ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Tất cả các thị xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có 3 - 4 trường. Chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố vững chắc cả về giáo dục, trí dục, đức dục, giáo dục quốc phòng và pháp luật. Đặc biệt, số học sinh ở cả ba cấp đạt kết quả cao qua các kỳ thi học sinh giỏi tăng đều qua các năm, đạt thứ hạng 2, 3 toàn tỉnh. Đến năm 2002, 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2004, toàn huyện có 6 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2010.

Huyện Hải Hậu có 8 trường cấp 3 công lập: (Trường thpt A Hải HậuTrường thpt B Hải HậuTrường thpt C Hải Hậu, Trường Trung học phổ thông Thịnh Long(D) và Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Trường PTTH Vũ Văn Hiếu,Trường Trung học phổ thông An Phúc, Trường Trung học phổ thông Dân Lập Hải Hậu). Trong đó Trường Trung học phổ thông A Hải Hậu là một trong những lá cờ đầu trong tỉnh về giáo dục đào tạo.[cần dẫn nguồn]

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Gạo tám xoan Hải Hậu là một loại gạo thu hoạch trên việc trồng lúa tám xoan tại một số cánh đồng nhỏ của mảnh đất Hải Hậu. Đây là một loại gạo thơm tự nhiên và giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, việc trồng lúa tám xoan chỉ thực sự trồng trên được 2 - 3 xã có chất đất khá đặc biệt của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Loại gạo tám này đã được xuất khẩu ra nước ngoài và hiện đang được nhiều các nhà khoa học quan tâm để phát triển giống lúa này. Ngoài gạo tám xoan nổi tiếng, Hải Hậu còn có một số đặc sản khác như: Gỏi cá Hải Hậu, bánh nhãn, bánh đa kê kèm mật, bánh chưng bà Thìn, bánh vừng lạc và nhiều loại khác!

Nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

 

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

[ẩn]
Danh sách thị trấn thuộc huyện Hải Hậu
 
Thị trấn (3)

Yên Định (huyện lị) · Cồn · Thịnh Long

 
Xã (32)