Lưỡng Đại Mãnh Tướng Trần Môn Vạn Pháp Tối Anh Linh ( Ngày Tết nguyên Tiêu - Rằm Tháng Giêng )

 
Lưỡng Đại Mãnh Tướng Trần môn Vạn Pháp Tối Anh Linh               新 鴻 泰 
                          Tân Hồng Thái 
                Kỷ Niệm Ngày Húy Kỵ 
      Lưỡng Đại Mãnh Tướng Trần Môn



     Ngày 15 Tháng Giêng
                       05 /03 /2015


           Lưỡng Đại Mãnh Tướng Trần Môn
           Vạn Pháp Tối Anh Linh

        Tưởng Nhớ Vào  ngày 15
                 Tháng Giêng
 ( Hiện Chưa rõ Năm Sinh & Năm mất ) 


Thiên cổ lưu phương danh thơm ngàn năm
Thiên nhân đồng bi trời người cùng thương
Phong phạm vĩnh tồn gương tốt truyền đời 
Công danh bất hủ công danh chẳng mất 

 

 

 photo TU DUONG TRAN MON CHAN LINH NOI NGOAI_zps114dacaf.jpg

Lưỡng đại ông MÃNH TƯỚNG TRẦN MÔN - VẠN PHÁP TỐI ANH LINH

General Tran Manh Luong age SUBJECT - French writer EVENING soldier

 

Đầu năm nói chuyện về ngày 'Rằm tháng giêng'

Dân gian ta có câu: “Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy, rằm tháng bảy

 kẻ quảy người không, rằm tháng mười, mười người mười quảy” 

để nói lên tập quán cùng sự hệ trọng của từng cái rằm.

Trái với lệ xưa, ngày nay rằm tháng bảy không phải “kẻ quảy, người không” mà trở thành phổ cập bởi đó là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, tương tự ngày rằm tháng mười “mười người mười quảy” mang đậm ý nghĩa liên hoan mừng cơm mới sau một vụ mùa.

 

Trong mười hai cái rằm của một năm, riêng ngày rằm tháng giêng có nhiều ý nghĩa với nhiều nguyên ủy. Ngày này được gọi là lễ thượng  nguyên, rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên. Rằm tháng giêng còn gọi là Tết Trạng nguyên và Tết Nguyên  tiêu.

Theo Phật giáo thì ngày mồng một và ngày rằm hằng tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ đến ngày ấy phải đi lễ chùa. Rằm tháng giêng là rằm đầu tiên, nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của phật tử, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà cho nên số người đi chùa đông đảo hơn, họ bảo: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”. Đây còn là ngày vía thiên quan, người ta đến chùa nhương sao để xin giải trừ tai ách.

Theo Nho học thì nguyên xưa ngày này là Tết Trạng nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.

Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm rằm tháng giêng được các  văn nhân thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng họa, đối đáp phong phú và sinh động hơn. Tết  Nguyên tiêu hình thành, là một sinh hoạt tao đàn trang nhã.

Trong dân gian với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... Nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.

Đã là lễ tết, cúng bái thì đương nhiên có mâm cỗ để khi bái tất trong gia đình quây quần bên nhau hoặc mời thêm bà con chòm xóm.

Số gia đình theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào...

Ở các chùa thôn quê, làng quê, cỗ bàn chỉ dùng tương chao, hoa quả nấu với đậu khuôn, đậu phụng, dầu phụng, không thêm nhiều hương liệu nên khi ăn người ta hay bảo nhau: ăn chay phải trộn nhiều món vào một tô mới ngon.

Thật vậy, từng món canh mướp, bí, bầu nấu riêng với đậu phụng sẽ trở nên đơn điệu song nếu trộn chung lại thành món canh tổng hợp ý vị. Chính những bữa ăn nguyên chất chay này với cây nhà lá vườn mới là những bữa ăn bổ dưỡng mà không độc hại. 

Người ta cũng tránh chế biến thức ăn chay thay hình dạng tôm kho, thịt nướng, cho rằng làm như thế là cái tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn hướng về mặn, khó coi!

Làm thức ăn chay khó hơn thức ăn mặn. Tương ngon dùng gạo, nếp, đậu nành ủ mốc, phải vừa đủ mẳn, có vị ngọt, không chua, không hôi. Món chao và đậu dầm cũng phải khéo tay mới không có mùi khó chịu.

Ở miền Trung, nhiều người không theo đạo Phật thì ngày rằm cúng chè xôi và cúng mặn. Cỗ bàn mặn cũng gồm các món cơm canh tuy không thịnh soạn như ngày Tết Nguyên đán.

Nhiều làng quê ngày rằm, nhất là rằm tháng mười, cúng thịt vịt, bánh xèo và mì Quảng. Thông thường thì “nấu xôi nếp quạ, nấu chè đậu đen”. Nếp quạ màu đen, rất thơm dẻo. Thiên hạ cũng dùng nếp tượng nấu xôi. Nếp tượng màu trắng, hột lớn hơn các loại nếp khác.

Trong ý niệm dân gian, những gì lớn gọi là “tượng” (voi), những gì nhỏ gọi là “sẻ” (chim sẻ) như nếp tượng, xoài tượng, ốc trâu... hoặc ổi sẻ, xoài sẻ, trâm sẻ...

Gọi là xôi nhưng thực chất là cơm nếp. Chè nếp và đậu đen nấu với đường đen, có nêm chút muối. Phải chăng khi thưởng thức hương vị ngọt bùi, người ta vẫn cần thêm một chút mặn? Chè nấu thật “tới nước đường” thì để đến ngày sau không bị thiu.

Những chén chè đặt trên trang hàng tuần mới lấy xuống, trên mặt đóng một lớp mốc, gạt lớp mốc ấy đi, phần dưới vẫn ăn được. Trước đây, người đời hay dùng hai màu đỏ và đen.

Câu đối tết cũng viết bằng mực Tàu (màu đen) trên giấy đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho sự tốt đẹp vui vẻ, màu đen là màu định hình cuối cùng, không pha chế được nữa. Dĩa xôi nếp quạ, chén chè đậu đen cũng là hai màu ấy. Nếp nấu với đường đen ngả ra màu hơi đỏ, trong chén chè điểm xuyết những hạt đậu màu đen...

Văn nhân thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thì thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ ăn uống ít, chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc. Đúng như cái cảnh tuyệt vời thơ mộng của đêm nguyên tiêu:

Kỳ cục đả thanh phong giáp trận
Tửu hồ khuynh bạch tuyết hòa bôi

Dịch nghĩa theo lối thuận nghịch độc là:

Chén hòa tuyết trắng nghiêng hồ rượu
Trận giáp phong thanh đánh cuộc cờ... 
Theo vnecono.vn

 

Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật cầu một năm bình an, khỏe mạnh.

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm.

Ý nghĩa:

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: ”Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Văn khấn cúng rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi Lễ Thượng Nguyên

Văn khấn cúng rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi Lễ Thượng Nguyên

Sắm lễ:

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.

Đàn tràng lập ngoài sân.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Các vật phẩm khác như:
- Hương hoa vàng mã;
- Đèn nến;
- Trầu cau;
- Rượu

Văn khấn tết Nguyên Tiêu

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Phục duy cẩn cáo!

Theo Chùa Phúc Lâm

Sắm Lễ Đầu Năm (Thượng Nguyên)

1)Lễ Phật Thánh + Thổ Công Chúa Đất  + Các Quan...

1 mũ ngọc hoàng + 1 mũ đương niên + 1 mũ đương cảnh

1 bộ mũ ngựa đỏ + 1 bộ nón hài trắng

1 gà luộc cả con + 1 chai rượu + 3 chén con

1 đinh tiền + 1 đinh vàng

1 đĩa gạo + 1 đĩa muối

2 mâm bồng hoa quả

2 phong oản đỏ + 2 chai lavie

2 lọ hoa + 2 gói hoa

2 cốc gạo + 2 nến cốc

3 lá trầu + 3 quả cau

5 đĩa xôi + 5 bát chè

36.000 tiền thật đặt lên đĩa gạo

2)Lễ Thần Tài (nếu có)

Khoanh giò ( hoặc bánh bao, thịt quay)

1 chai rượu + 3 chén con 

1 gói chè + 1 bao thuốc lá

2 đĩa xôi + 2 bát chè

1 mâm bồng hoa quả

1 gói ( hộp ) bánh kẹo

1 ấm trà tàu

3)Lễ Gia Tiên

1 hoặc 2 mâm cơm canh

Mỗi mâm có : 6 bát 6 đôi đũa 6 chén rượu

1 đinh vàng +1 đinh tiền 

1 tập Tiền đô la+ 1 tập tiền địa phủ đỏ 

 2 chai rượu nhỏ +1 ấm trà tàu

 4)Lễ khao cô hồn chúng sinh

 1 tập quần áo chúng sinh, ½ chậu nước sạch, hoa quả lặt vặt mỗi thứ 1 ít, bỏng lẻ, 13.000 tiền thật đặt lễ, 1 nồi cháo nhỏ, tiền vàng đô la tiền địa phủ  tiền polyme mới

 

 

 photo gickr.com_283ff160-5eea-5be4-b9a0-395b35732337_zpsb7umyajs.gif

Cúng Rằm Tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu và cúng sao giải hạn tại nhà thế nào?

 

Rằm tháng giêng (hay còn được gọi là tết Nguyên Tiêu, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật cầu một năm bình an, khỏe mạnh.

Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: “Lễ quanh năm không bằng rằm tháng giêng.”

1. Cúng Phật, thần linh và gia tiên

Ngày Tết Nguyên tiêu các gia đình thường sắm hai lễ: 1/ cúng Phật, cúng thần linh và 2/ cúng gia tiên.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Nếu là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo (Xem thêm >>> Những điều Phật tử cần biết khi tụng kinh ).

Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo (chữ xanh) dưới đây:

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. ( 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy )

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. ( 1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. ( 1 lạy )

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 1 lạy )

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy )

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy )

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Khi cúng đọc bài khấn Tết Nguyên tiêu dưới đây.

Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) tại nhà

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh THành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Cúng rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu thế nào? Hướng dẫn cúng dâng sao giải hạn (Theo chùa Phúc Lâm

Cúng rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu thế nào? Hướng dẫn cúng dâng sao giải hạn (Theo chùa Phúc Lâm

2- Cúng sao giải hạn tại nhà

Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.

Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.

Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào tối ngày rằm tháng giêng (ở miền Nam nhiều chùa cúng sao vào tối mồng 8 tháng giêng), người ta thường sắm đủ phẩm vật, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao. (Xem thêm: Nghi thức cúng sao giải hạn đầy đủ )

Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.

Khi cúng đọc bài văn khấn dưới đây:

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Theo Chùa Phúc Lâm

 

 

Cách cúng và bài lễ dâng sao giải hạn vào Tết Nguyên Tiêu

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau.Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ dâng sao giải hạn đầu năm tại nhà hoặc tại chùa.

Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng cần phải lưu ý.

1. Sắm lễ cho dâng sao giải hạn trong Tết Nguyên Tiêu

https://review.websosanh.net/Images/Uploaded/Share/2015/01/03/Cach-cung-va-bai-le-dang-sao-giai-han-vao-Tet-Nguyen-Tieu_1.jpg

+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:

– Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.

– Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.

2. Cách bố trí bài vị và vị trí nến

- Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:

Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.

- Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):

https://review.websosanh.net/Images/Uploaded/Share/2015/01/03/Cach-cung-va-bai-le-dang-sao-giai-han-vao-Tet-Nguyen-Tieu_2.jpg

Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là Bài vị.

- Cách viết bài vị và màu sắc Bài vị cho từng Sao như sau:

https://review.websosanh.net/Images/Uploaded/Share/2015/01/03/Cach-cung-va-bai-le-dang-sao-giai-han-vao-Tet-Nguyen-Tieu_3.jpg

Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa phía trong cùng của bàn lễ.

3. Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn 

Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạỵy ba lạy rồi đọc :

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

– Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

– Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

– Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………………………

Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,

thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên)

Hiện này, thủ tục cầu an và giải hạn không quá phức tạp, thường thì: Sau khi ghi tên, nộp lệ phí, vào giờ đã định của các ngày nói trên, những ai thuộc sao nào thì đến nghe nhà chùa đọc kinh, đọc tên mình, nhận sớ và hoá vàng là hoàn tất. Mỗi đàn chỉ cúng cho khoảng mươi gia đình nên khá kỹ lưỡng. Sư tụng kinh cầu an xong thì đọc sớ từng gia đình, trong đó từng người ghi rõ tuổi gì, địa chỉ ở đâu, sao nào chiếu… Nhiều người còn cúng cho cả con rể, con dâu là người nước ngoài, hiện đang sinh sống ở các nước khác trên thế giới. Trường hợp này nhà chùa thường ghi quốc ngữ vào lá sớ Hán Nôm. Văn khấn sẽ được thầy cúng đọc trong khi lễ.

T.T 
(Tổng hợp)