Tết Hàn Thực (Ngày Mồng 3 Tháng 3) - sự tích và ý nghĩa

Tư Liệu Tham khảo Khoa lễ, phong tục tập quán trong dân gian
Tuyển tập các bài văn cúng cổ truyền trong năm

Tết Hàn Thực (Ngày Mồng 3 Tháng 3)

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.

Ý nghĩa:

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.

Ngày nay, người Việt Nam vào tiết Hàn Thực vẫn nổi lửa nấu nướng bình thường và thường làm bánh trôi - bánh chay để tượng trưng cho tết Hàn Thực. Chính vì vậy tết này còn được gọi là Tết Bánh Trôi - Bánh Chay.

Sắm lễ:

Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.

Văn khấn Tết Hàn Thực: Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.

Văn khấn tết Hàn Thực

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........  Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

 Quang Võ biên tập

Share

Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực. Nhưng ở nước ta tết Hàn thực mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực " là ăn; " Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.

Tết hàn thực được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu (770-221 trước công nguyên), vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.

Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Nguồn gốc ngày tết Hàn thực - Ảnh 1

Tết Hàn thực của người Việt mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc

Tết hàn thực của người Việt Nam

Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực. Nhưng ở nước ta tết Hàn thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.

Ngày ấy các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Cũng trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.

Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng 3, theo một truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm khê chạy về Hát Môn là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ còn ăn được bánh trôi của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng chính là Tiên hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo mình xuống dòng sông Hát tuẫn tiết.

Hoặc hơn nữa ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ hội cũng dâng cúng bánh trôi. Trong hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy cúng bánh trôi.

Như thế rõ ràng Tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới vì thế bà Hồ Xuân Hương viết :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn thực về, người dân mọi vùng quê đều làm bánh trôi, bánh chay. Còn ở thị thành, ngày xuân đi du ngoạn, khách cũng được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng. Giữa thủ đô Hà Nội, trong những phố cổ du khách có dịp được tận hưởng hương vị bánh trôi bánh chay mà tưởng đến chuyện xưa nhiều điều thú vị.

Ngọc Anh (tổng hợp)

 

Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Hàn thực người Việt lại nô nức chuẩn bị những đĩa bánh trôi bánh chay để cúng ông bà tổ tiên. Tuy thế, không phải ai cũng biết ý nghĩa cũng như nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu?

Tương truyền, Tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc mà vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực - Ảnh 1

Tết Hàn thực của người Việt có bánh trôi, bánh chay.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn thực - Ảnh 2

Những đĩa bánh trôi, bánh chay thơm phức là tượng trưng Tết Hàn thực của người Việt.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.