Vì Sao Con Nghèo - sưu tầm bởi ông HaoTran - So Why The Poor - collected by Mr. HaoTran

 
 

 

Đức Phật giảng về phước báu của hạnh bố thí

Đức Phật giảng về phước báu của hạnh bố thí

Ý nghĩa pháp bố thí

Bố thí là sự biếu, tặng, dâng cúng mà không nhận lại gì.

Bố thí là một việc làm cao quý, một hạnh lành, một hành động chia sẻ với tâm rộng rãi không phải ai cũng làm được, và không phải lúc nào cũng làm được.

Phần đông chúng sinh có tâm chấp giữ tư hữu, không vui thích san sẻ.

Điều kiện để thành tựu pháp bố thí

Tức là có khởi tâm bố thí + duy trì tâm bố thí (hằng tâm hằng sản) là rất quan

trọng vì chính đây là yếu tố tác thành thiện nghiệp bố thí. Hằng tâm hằng sản càng lâu dài thì càng tích luỹ được nhiều thiện nghiệp, phước báu.

2 hình thức bố thí

1.Bố thí tế dộ là sự bố thí với lòng trắc ẩn thương xót chúng sinh tàn tật, khó

khăn, bất hạnh như tặng thực phẩm, quần áo, thuốc men, đồ dùng... đến

những người tật bệnh, hoạn nan, côi cút, hoặc cứu trợ thiên tai...

2.Bố thí cúng dường là sự bố thí với thái độ tín tâm mong được người thọ thí

chúc phúc như là cúng dường đến các bậc tu sĩ giới hạnh, thầy tổ,...

*** Cần thực hành cả hai hình thức bố thí này.

7 Tâm lý bố thí

Giá trị cao thấp của sự bố thí tuỳ thuộc vào tâm lý và cung cách của người cho.

1.Do yêu thương hoặc muốn lấy lòng mà bố thí (nịnh).

2.Do ghét mà bố thí ví dụ như bực bội vì bị xin xỏ quấy rầy nên bố thí cho yên,

hoặc vì muốn sỉ nhục người khác, hoặc vì ghét người này mà đem cho người

khác.

3.Do dốt nát mà bố thí, không nhận thức được tính thiện pháp của bố thí,

không nghĩ đến mục đích gì, chỉ là xin thì cho.

4.Do sợ mà bố thí, do bị đe dọa, áp bức, hoặc yếu thế nên phải cho để yên thân.

5.Do truyền thống mà bố thí, sinh ra trong gia đình có truyền thống bố thí

nên rộng rãi vì nghĩ rằng không nên làm mất truyền thống gia đình.

6.Do muốn tâm an vui, vì ta bố thí đem niềm vui cho kẻ khác thì ta được an vui.

7.Do mục đích tu dưỡng phát triển tâm thức mà bố thí.

*** Trong 7 tâm lý bố thí thì chỉ có mục đích 7 là sự bố thí cao quý.

Mục đích 6 là sự bố thí tốt đẹp.

Mục đích 5 được chấp nhận nhưng không xem là thù thắng.

Cung cách bố thí

Nhìn vào cung cách bố thí mà biết được là người đức độ:

1.Bố thí có tôn trọng tức là khi cho ai thì bằng thái độ ân cần.

2.Bố thí có suy nghĩ tức là muốn chủ tâm làm điều tốt nên bố thí.

3.Bố thí vật tốt đẹp mà mình dùng được chứ không phải đồ dư thừa, hư hỏng.

 

Cung cách bố thí của hạng phi hiền trí:

1.Bố thí không tôn trọng, cho với thái độ khinh rẻ.

2.Bố thí không suy nghĩ, thờ ơ không quan tâm việc mình làm.

3.Bố thí mà sai bảo người khác như thể việc đó không đáng để mình làm.

4.Bố thí đồ quăng bỏ, thứ họ đã chán chê, những thứ không dùng được.

Quả phúc bố thí

Bố thí thành tựu vô lượng phước báu cho thí chủ. Lợi ích khác nhau tùy theo

vật bố thí, tâm lý bố thí, cung cách bố thí.

A. Bố thí thực phẩm thì sẽ thành tựu 5 phước báu như sau:

1.Tăng tuổi thọ vì thí thực giúp người khác kéo dài sự sống.

2.Nhan sắc xinh đẹp vì thí thực giúp người khác nuôi thân tươi tốt.

3.Hưởng an lạc vui vẻ vì thí thực giúp người khác không bị cảm thọ đói khổ.

4.Không tật bệnh vì thí thực giúp người khác có sức khỏe.

5.Hưởng biện tài nhân thiên.

B. Tài sản thành tựu theo tâm lý bố thí như sau

1.Người bố thí vì yêu, ghét, dốt nát, sợ thì quả báo rất kém.

2.Người bố thí vì giữ truyền thống thì đạt được tài sản khá.

3.Người bố thí vì mong tâm an vui thì có thể đạt đến tài sản nhân loại.

4.Người bố thí để phát triển tâm thức thì sẽ được tài sản chư thiên hay thành

tựu niết bàn.

C. Quả phúc thành tựu theo cung cách bố thí:

1.Bố thí bằng niềm tin vào tương lai hướng đến mục đích tốt đẹp thì được

quả báo giàu có và xinh đẹp.

2.Bố thí bằng sự tôn trọng được quả báo giàu có và nhiều người quy phục.

3.Bố thí hợp thời hợp cảnh được quả báo giàu có và các nhu cầu được đáp

ứng đúng lúc (ví dụ : không tặng sách cho người mù chữ hoặc đồ chơi cho

trẻ bại liệt...).

4.Bố thí với tâm hoan hỉ được quả báo giàu có và tâm mãn nguyện thụ

hưởng tài sản của mình.

5.Bố thí không làm tổn hại đến người nhận được quả báo giàu có và giữ

vững tài sản không bị nạn trộm cướp, lửa, nước, tịch thu, thừa kế tranh

đoạt (không bố thí thực phẩm xấu, thuốc dởm...)

D.  4 Phước báu tức thời của sự bố thí

1.Được nhiều người thương yêu, quý trọng.

2.Được các bậc thiện trí thức giao hảo.

3.Có tâm tự tại khi đến giữa các hội chúng.

4.Khi mạng chung được sanh vào nhàn cảnh cõi trời.

 

 

Vì Sao Con Nghèo - sưu tầm bởi ông HaoTran - So Why The Poor - collected by Mr. HaoTran

Không tìm thấy bình luận.

Bình luận mới