ý nghĩa của các chữ thư pháp phúc, lộc, thọ, nhẫn, tâm, đức ( sưu tầm - ông Trần Bảo Hảo )

p và ý nghĩa của các chữ thư pháp phúc, lộc, thọ, nhẫn, tâm, đức

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy nhiều trong vật tranh trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
tranh theu chu thap, tranh chu thap, theu chu thap, chu phuc
 
Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc, Phúc tinh cao chiếu, nghĩa là soa phúc từng cao tới nhà. Đa phúc đa thọ nghĩa là may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và môn thần dán trên cánh cửa hay khắc mặt cửa vào đình chùa dinh thự.
tranh chu thap, theu chu thap, tranh theu
Ngày tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận. Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức hoạ. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu.Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng người trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tới bắt. Trở về hoàng cung, nhà vùa kể lại truyện này cho hoàng hậu. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể làm bùa hộ mệnh cho mọi người.
tranh theu chu thap, tranh chu thap, chu thap
 
  
Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.
 
Ý nghĩa của chữ Lộc
 
tranh chu thap, chu phuc, tranh theu chu phuc
Lộc tức là Quan! Lộc, có thứu của Vua ban, có loại của Dân biếu. Vua ban để ghi nhận công lao của bầy tôi đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu quan, để bày tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói: Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: Công lao với Dân và công lao với Vua, với nước. Có công lao thì có Lộc.
Ý nghĩa của chữ Thọ
Thọ nghĩa là sống lâu trăm tuổi, ước mong có một cuộc sống hạnh phúc.
chu tho, phuc loc tho, tranh theu chu tho
 Ý nghĩa của chữ Nhẫn
Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại,...Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng tử xưa đã nói: "Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu" (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ,...
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng. Nhẫn được chính là vàng.  
tranh chu nhan, tranh theu, theu chu thap, nhan
Ý nghĩa của chữ Tâm
" Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
"Tâm" được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về "Tâm" Phật giáo như sau:
                       tranh chu thap, chu tam, tranh theu chu thap chu tam        
1. "Tâm" là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý đến nghĩa này);
2. "Tâm" là thức và theo nghĩa đó, nó chính là ý thông thường của con người;
3. Không chỉ là ý thức, "Tâm" còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. "Tâm" không chỉ là lý mà còn là tình. Cái "Tâm" này chính là "manas";
4. Ở góc độ "Tâm" là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,
5. "Tâm" còn là tổng hợp của tất cả cái "Tâm" theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;
6. Trong phật giáo, "Tâm" còn là bản thể vũ trụ, đó chính tâm thể, chân tâm.
Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ "Tâm" vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ "Tâm".
Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy "Yên tâm", "an tâm".
 Ý nghĩa của chữ Đức: 
Chữ Đức được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái khuyên răn con người sống cho phải đạo. Vậy chữ đức này mang ý nghĩa gì? 
Chữ Đức mang ý nghĩa rất lớn quan trọng trong cuộc đời con người.
chu duc, tranh chu thap, theu chu thap
Trong kinh dịch việc xem tu dưỡng "Đức" còn quan trọng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mới nói " Dữ thiên đông Đức" có nghĩa Đức có giá trị ngang bằng với trời.
Trang tử trong Nam Hoa Kinh nói " Đức sung y nội, nhĩ nhân hoá ư ngoại, tự nhiên cảm hoá, bất đắc giáo ngôn giả dã. " Có nghĩa Đức mà đầy đủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hoá, đâu cần phải dùng ngôn ngữ lời nói để giáo hoá.