BÀ TRẦN QUẾ NGHĨA - MỘT CHUYẾN RA BẮC - (Bài Viết của Trần Thanh Tuấn )

ALBUM NHỮNG BỨC ẢNH TUYỆT TÁC CỦA ÔNG PHAN LÂM HẢI -CHỤP TẠI NAM ĐỊNH - TRÀNG AN - NINH BÌNH 2013

  Bà Trần Quế Nghĩa và ông Phan Lâm Hải vốn là cán bộ kháng chiến vào Nam sau Ngày đất nước độc lập .Hiện hai ông bà thường trú tại số nhà 57 Huỳnh Mẫn Đạt Quận 5 tp Hồ Chí Minh .  

  Ông Phan Lâm Hải là phóng viên báo Tân Việt Hoa trong một chuyến công tác tại miền Bắc đã quen bà Trần Quế Nghĩa khi bà đưa ông đi viết báo tại một số phân xưởng dệt may và ông bà đã nên duyên vợ chồng sau lần gặp nhau đó . Chuyến ra Bắc lần này ông bà muốn tìm lại những ký ức thủa xưa , nơi họ đã quen nhau ,nơi ông bà đã từng sông và làm việc , nơi khi xưa bà đã vừa làm luận văn tốt nghiệp vừa chăm người con trai đầu lòng là anh Phan Lâm Tùng Sơn nơi đó là số nhà 99 phố Bến Ngự TP Nam Định .Đặc biệt là nơi bố mẹ bà đã sinh ra bà tại số nhà 83 phố Hàng Cấp , là nơi lưu giữ nhiều kỷ niêm nhất trong lòng bà , thăm lại anh chị em , các cháu cùng họ hàng bạn bè thân thuộc tại Nam Định và Hà Nội .

 

  Cho dù tuổi cao sức yếu , ông Lâm Hải đã 79 tổi , còn bà Nghĩa đã 71 tuổi , cho dù . quãng đường xa xôi 2000 km , hai ông bà đã không quản ngại một chuyến ra Bắc thăm họ hàng bạn bè . Bà Nghĩa rất được các cháu tại miền Bắc hết lòng quý trọng , do bà tuy là phận gái nhưng hết lòng quan tâm giúp đỡ mọi người , bà là người nhân hậu thương người có nhiều công lao to lớn với dòng họ Trần ,có lòng tốt ,rất hay giúp đỡ mọi người. Bà là người hết mực hiếu thuận với cha mẹ , là người hết lòng thương em , đảm đang , là tấm gương sáng cho con cháu noi theo .là người thành đạt trong công tác ,bà đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong nghành Dệt may Việt nam , bà đã nỗ lực tự mình đi học , hoàn thiện mình trong công tác , là người lãnh đạo có trách nhiệm với nhân viên ,được mọi người hết mức quý trọng cho dù nay đã về hưu , nhưng mọi người vẫn luôn nhắc đến bà trong sự quý trọng và thương yêu .. Trong cuộc sống bà là người vợ mẫu mực luôn chăm sóc chồng con , là người con dâu thảo của dòng họ pHAN , được ông Hải hết mực thương yêu ,các con hiếu thuận . Hai ông bà sống với nhau rất mực hòa thuận ,nay đã già nhưng tình cảm đó vẫn không hề nhạt phai , thật đúng là nghĩa vợ tình chồng keo sơn gắn bó 

2 Từ trong Nam đáp chuyến bay xuống sân Bay Nội Bài Hà Nội , hai ông bà đi tàu hỏa về Nam Định lúc 9 giờ tối , nghỉ một đêm tại Nam Định sáng hôm sau ông bà sang Thái Bình thăm nghĩa trang Lộc Điền xã Vũ Thư , là nơi an nghỉ của hai đấng sinh thành vô cùng kính yêu của bà ,lúc nào cũng vậy mỗi khi ra Bắc , nơi đầu tiên bà ghé thăm cũng là nơi này , tại đây có cha mẹ , anh chị em của bà đã yên nghỉ tại mảnh đát quê hương yêu dấu .Đó cũng chính là sự hiếu nghĩa của bà , Hiếu có tròn thì mới nên sự nghiệp .

 

 

3 / Sau khi thăm nghĩa trang , ông bà cũng hai em và các cháu lên dường tới thăm Ninh Bình , thăm quan Khu Tràng An ,Nghỉ ăn trưa đặc sản Dê Núi xứ Ninh Bình , thăm chùa Bái Đính , ghé thăm Kinh đô Tràng An , đền Thờ Vua Đinh vua Lê ,

4 . Và bây giờ hãy cùng chúng tôi xuống thuyền Thăm Tràng An , ngồi trên thuyền độ 3 giờ thăm các hang tối, hang sáng , hang nấu rượu , thăm đền Trần . Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên , ông Hải Vốn là phóng viên nên niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời ông là nhiếp ảnh , đúng là nơi mà ông thỏa sức sáng tạo , sau hơn 40 năm cầm máy ảnh , nay tuy đã 79 tuổi mà những bức ảnh của ông với những góc độ  , sự cảm nhận vẫn như thủa nào , khiến ai dù  chỉ một lần thôi được xem những bức ảnh của ông đều sững sờ và ngạc nhiên trước sự sáng tạo của ông ,

 

5 sau khi thăm Tràng An chúng tôi ghé vào một quán Dê Núi đó là nhà hàng mang Tên rất ngộ nghĩnh  Ba Cửa

 

 

 

6 . Sau khi nghỉ ăn trưa đoàn chúng tôi lại tiếp tục lên đường ghé thăm Chùa Bái Đính , nghe nói phải đi bộ nhiều , chỉ lo cho sức khỏe của hai ông bà , nhưng ông bà vẫn quyết tâm ghé thăm , nào chúng ta hãy cùng lên đường , thăm chùa Bái Đính xem những kỷ lục của ngôi chùa lớn nhất Đông nam á này nhé .

7 . Rời chùa Bái Đính , lúc này đã hơn 4 giờ chiều , đi bộ cũng đã nhiều , mọi người ai cũng thấm mệt , nghỉ ngơi một lát đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường thăm quan cố đô Tràng An nơi có đền Vua Đinh Vua lê , nơi này khung cảnh vô cùng cổ kính và tuyệt đẹp , chúng tôi quên cả mệt mỏi hòa mình vào khung cảnh nơi đây , tìm về thắng tích linh địa của cố đô xưa . Nào hãy cùng chúng tôi bước những bước chân qua cổng thành đá thăm cố đô xưa .

 

8 . Rời Ninh Bình với lòng lưu luyến ,như níu từng bước chân , chúng tôi lên xe trở lại Nam Định , vễ đến nhà lúc 6 giờ 30 chiều ngày mùng 2 tháng 9 năm quý tỵ , nghỉ ngơi một đêm , hôm sau ông bà sẽ đi thăm thành phố nam Định , sáng mùng 4 ông bà sẽ tiếp tục cuộc hành trình thăm quan Xứ Lạng vào ngày mùng 4 & mùng 5 tháng 9 năm quý tỵ.

 

9 . Và đây Thành Nam , thành phố nhỏ yên bình nằm lặng lẽ bên con sông Đào thơ mộng , có nhà máy Dệt nơi bà công tác khi xưa . Điểm đầu tiên ông bà tới thăm là tượng đài Trần Hưng Đạo , đi dọc theo công viên nơi những hàng liễu hàng dừa thơ mộng , ông Hải đã có những bức hình tuyệt đẹp ghi lại những kỷ niệm , nơi này khio xưa bà vẫn đem chiếu ra giặt bên hồ , nơi ông bà đã chụp chung những bức hình bên cây dừa 40 năm về trước ,

 

Theo đường Lê Hồng Phong ghé thăm nhà thờ Khoaí Hồng , đi ngang qua thư viên tỉnh , tới phố bến Ngự , ông bà ghé thăm số nhà 99 nơi bà đã làm luận văn tốt nghiệp , đi ngang hội quán Hoa Kiều qua Ngõ Văn nhân , thăm nhà thờ lớn , ông bà dừng lại chụp ảnh . Đi dọc đường Trần Hưng Đạo qua ngã tư Cửa Đông vào thăm Bảo Tàng  nhưng quá giờ mở cửa nên chúng tôi chỉ dừng lại để chụp ảnh , thăm Giàn Leo , chụp những bức ảnh bên bậc thềm Giàn Leo nơi khi xưa bà vần từng hát những bài hát quê hương , lúc đó bà là thành viên trong đội Vàng Anh , vẫn từng biểu diễn bên ánh đèn sân khấu ,khi xưa nơi này là sân khấu lớn nhất của Nam Định . Nghỉ uống nước Dừa bên Nhà hát Nhân Dân , cô bán hàng vẫn nhận ra bà , họ trò chuyện rất lâu , kể chuyện nhà máy Dệt , phong tục tập quán của người miền Bắc . Chia tay ra về trong niền lưu luyền mong lại có ngày trở về Thành Nam thăm lại quê hương nơi chôn nhau cắt rốn , nơi những kỷ niệm không thể phai mờ cùng năm tháng , chia tay Thành Nam , tạm biệt những con phố những hàng cây chợt tan rồi chợt hiện trong những lớp sương mờ đỏng đảnh , những con phố nhỏ đầy ắp những kỷ niêm , những người bạn xưa những bạn mới quen đã vội chia tay , mong lại được sống trong những kỷ niệm xưa , trong vòng tay thân ái của những người ruột thịt.

 

 Tạm biệt Nam Định , tạm Biệt Thành Nam , hẹn gặp lại . Thật là

 

    Lưu luyến mãi chẳng muốn rời

Một đời kỷ niệm,khung trời thành nam

 

       Cháu Trần Thanh Tuân Kính Tặng Bác Quế Nghĩa  - Năm 2013

Tin Tức Tân Hồng Thái

Items: 1 - 27 từ 27

 

 

Quần thể Tràng An - điểm đến hấp dẫn nhất Ninh Bình

Quần thể Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư là những khu du lịch trọng điểm và hấp dẫn nhất của tỉnh Ninh Bình.

Nằm cách Hà Nội gần 100 km và cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km, quần thể danh thắng Tràng An trải rộng hơn 2.000 ha được tạo nên bởi  các dải núi đá vôi, các hang động kỳ ảo, cùng với hàng chục di tích lịch sử - văn hóa bao gồm đền thờ, chùa chiền, tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình hiếm thấy.

NN-8455-1403584607.jpg

Tràng An được ví như Hạ Long trên cạn.

Quần thể này bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các khu du lịch này là khu rừng đặc dụng và những thung lũng, sông ngòi uốn lượn, hòa quyện vào nhau. Chỉ khi được tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh nơi đây, du khách mới thực sự cảm nhận được sự ví von Tràng An như một vịnh Hạ Long trên cạn.

Bến thuyền là nơi khởi đầu cho một chuyến du ngoạn bằng thuyền để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Tràng An. Vào mùa lễ hội đầu năm, nơi đây trên bến dưới thuyền vô cùng tấp nập. Từng chiếc thuyền nhỏ, mỗi chiếc chở 4-5 người sẽ đưa du khách ngắm cảnh núi non, sơn thủy hữu tình, tham quan các di tích lịch sử như Đền Trình (hay còn gọi là miếu Trình), ngôi đền nghìn tuổi nổi tiếng linh thiêng ở Ninh Bình hay đền Trần, một ngôi đền đá cổ, xây dựng năm 968 để thờ một vị tướng từ đời vua Hùng thứ 18.

Khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc dãy núi thành trì thiên tạo của kinh đô Hoa Lư xưa. Núi bao bọc xung quanh, ẩn dưới mỗi ngọn núi là các hang động kỳ ảo, được thông nhau bởi các thung nước chạy dài hàng cây số. Hệ thống hang động nơi đây vô cùng đa dạng về hình thái và chủng loại.

TA1-6628-1403596172.jpg

Bến thuyền dập dìu đưa du khách ngắm cảnh núi non, sơn thủy hữu tình.

Cùng với khu du lịch Tràng An thì Tam Cốc - Bích Động là một trong 4 khu du lịch trọng điểm và hấp dẫn nhất của tỉnh Ninh Bình. Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với cái tên “Nam thiên đệ nhị động”, là một khu du lịch trọng điểm quốc gia của Ninh Bình. Để khám phá trọn vẹn Tam Cốc, du khách sẽ mất khoảng gần 3 tiếng đi thuyền dọc theo sông Ngô Đồng. Không chỉ  tam cốc (3 hang) mới là thắng cảnh, cảnh sắc hai bên sông cũng thực sự làm mê đắm lòng người.

Bích Động - Nam thiên đệ nhị động là một động tối ngập nước dài khoảng khoảng 350 m cách bến Tam Cốc 2 km. Trước cửa động là con sông Hoàng Long uốn lượn, bên kia sông là đồng lúa chín vàng chạy dọc theo sườn núi. Tại điểm kết thúc của chuyến tham quan Bích Động, du khách có thể leo lên núi thăm chùa Bích Động, một ngôi chùa cổ trên núi đá, mang đậm phong cách Á Đông.

Thung Nham - Vườn Chim là một khu du lịch hấp dẫn thuộc Tam Cốc - Bích Động. Đây là địa danh thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, cách chùa Bích Động khoảng 2km. Vườn Chim là một vùng non nước hữu tình, "núi trong sông, sông trong núi". Đất lành chim đậu, nơi đây có hàng ngàn vạn con chim ríu rít bay về, đậu trắng xóa trên các cành cây, các ngọn núi.

Trong chuyến hành trình khám phá danh thắng Tràng An, du khách không nên bỏ qua ghé thăm cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Cố đô Hoa Lư là kinh đô xưa của Việt Nam dưới thời nhà Đinh, Tiền Lê và được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Cố đô Hoa Lư gồm 47 di tích trong đó nổi bật là Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ...

TrangAn06-2315-1403580371.jpg

Đồng lúa chạy dài uốn lượn theo dòng sông, len lỏi giữa các ngọn núi. Cảnh sắc nơi đây thay đổi theo mùa, khi thì màu xanh lá đầy sức sống, khi thì màu vàng óng ả của lúa chín, khi lại lấp lánh ánh bạc của cánh đồng ngập nước.

Chùa Bái Đính là quần thể chùa hoành tráng, hội tụ nhiều kỷ lục ở Việt Nam và Châu Á. Chùa tọa lạc trên một diện tích rộng 540 ha và là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính được khởi công xây dựng năm 2003, đến nay các hạng mục cơ bản đã hoàn thành, sãn sàng đón tiếp phật tử và du khách thập phương.

Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Tràng An  là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vào tiết xuân, trời không quá lạnh hay quá nóng, đặc biệt du khách có thể kết hợp du lịch và du xuân vãn cảnh chùa, lễ chùa cầu may. Tuy nhiên đây cũng là cao điểm  mùa du lịch Ninh Bình, khách du lịch đến từ khắp nơi vô cùng đông đúc.

Quần thể Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư vừa được UNESCO chính thức công nhận là Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới.

Bài và ảnh: Hoàng Mạnh - Nguyễn Thắng

 

BÀ TRẦN QUẾ NGHĨA - MỘT CHUYẾN RA BẮC - (Bài Viết của Trần Thanh Tuấn )

Không tìm thấy bình luận.

Bình luận mới